Chủ Nhật, 5 tháng 4, 2020

KWH là gì? Tìm hiểu về công suất tiêu thụ điện năng theo thời gian

KWH là gì? Tìm hiểu về công suất tiêu thụ điện năng theo thời gian

Khi bạn nhận được hoá đơn tiền điện, điều bạn quan tâm và nhìn vào chúng là gì? – Chắc chắn, hầu hết sẽ chỉ nhìn vào tổng chi phí để biết rằng phải trả bao nhiều tiền điện cho công ty điện lực trong tháng vừa rồi. Nhưng cách tốt nhất bạn nên kiểm tra chỉ số ghi điện trên hoá đơn xem có khớp với số đo trên công tơ điện nhà bạn hay chưa.
Nhưng dù bạn có nhìn vào chỉ số ghi điện kilowatt giờ (kWh), nhưng mà bạn có thực sự hiểu ý nghĩa của nó hay không?
Nếu bạn hiểu rõ được chỉ số kWh này là gì, nó sẽ giúp bạn hiểu thêm các thông tin khác như:
- Dựa vào đâu công ty điện lực xuất ra hoá đơn này cho bạn.
- Tại sao một số thiết bị sử dụng điện nhiều hơn thiết bị khác và chi tiết mỗi thiết bị sử dụng bao nhiêu điện.
-Tại sao bạn nên tắt các thiết bị khi không sử dụng để tiết kiệm tiền điện và không nên để các thiết bị ở chế độ chờ.
Sau đó, bạn có thể sử dụng thông tin đó để giúp cho việc theo dõi mức tiêu thụ điện, cắt giảm cần thiết và giảm hoá đơn tiền điện của bạn.
Đây cũng là một cách tốt để so sánh chính xác nếu bạn có ý định chuyển đổi sang sử dụng các nguồn điện khác như tuabin gió, điện năng lượng mặt trời hay không, bởi vì ngày nay việc đầu tư lắp đặt điện mặt trời cho ngôi nhà của mình hay không.

[Kilowatt giờ] KWH là gì?

Kilowatt-giờ là thước đo lượng điện từ việc sử dụng điện của bạn, được kí hiệu là kWh. Nó không có nghĩa là số kilowatt bạn sử dụng mỗi giờ, mà nó chỉ đơn giản là một đơn vị đo lường mức năng lượng bạn sẽ sử dụng để cung cấp cho một thiết bị có công suất 1.000 watt (W) hoạt động trong một giờ.
Ví dụ bạn bật một chiếc đèn năng lượng mặt trời 100W hoạt động trong 10 tiếng đồng hồ, đồng nghĩa với việc bạn đã tiêu tốn 1 kWh điện cho thiết bị này.

Ví dụ thiết bị thông dụng tính theo công suất tiêu thụ 1 kWh

Mỗi thiết bị khác nhau sẽ có mức công suất tiêu thụ điện khác nhau, dưới đây là một vài thiết bị quen thuộc tiêu thụ 1kWh điện năng với thời gian tương ứng:
  • Vòi sen điện có công suất 10.000W thì chúng sẽ tiêu tốn 1kWh điện trong vỏn vẹn 6 phút.
  • Ấm đun nước điện sẽ tiêu thụ 1 kWh điện trong vòng 20 phút.
  • Nồi nấu điện (2.000W) tiêu tốn 1 kilowatt-giờ trong nửa tiếng đồng hồ.
  • Máy ủi quần áo có thể hoạt động trong 45 – 60 phút.
  • Máy rửa chén có thể làm việc trong 45 phút đến 1 giờ với 1 kWh điện năng.
  • Xem Tivi (280 – 450W) được khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ.
  • Một máy bơm nước năng lượng mặt trời 200W cứ mỗi 5 giờ sẽ tiêu tốn khoảng 1 kWh điện năng.
  • Laptop có công suất khoản 20 – 50W, 1 kWh có thể chạy laptop cả ngày.

Điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa kW và kWh là gì?

KW là viết tắt của kilowatt. Một kilowatt đơn giản là 1.000 watt, đây là đơn vị đo công suất. Ví dụ, vòi hoa sen điện có công suất là 10.000 W thì chúng ta có thể gọi đơn giản là vòi hoa sen điện 10 kW.
Trong khi kilowatt-giờ (kWh) là thước đo năng lượng, ví dụ máy khoan công suất 1.000W để vận hành trong 1 giờ đồng hồ sẽ tiêu tốn 1 kWh năng lượng.

Tôi nên sử dụng bao nhiêu kilowatt-giờ mỗi ngày?

Rất khó để trả lời chính xác, vì điều này phụ thuộc vào quy mô kích thước ngôi nhà của bạn, số lượng thành viên trong gia đình và thời gian gia đình bạn ở nhà nhiều hay ít.
Theo số liệu thống kê của ngành công nghiệp năng lượng như:
  • Nếu bạn sống một mình trong một căn nhà nhỏ và có một công việc toàn thời gian bên ngoài, bạn có thể sử dụng 2.000 kWh điện mỗi năm.
  • Một gia đình nhỏ sống trong một căn nhà với 3 phòng ngủ và làm việc toàn thời gian bên ngoài có thể sử dụng khoảng 3.200 kWh điện mỗi năm.
  • 4 – 5 người làm việc cả ngày trong một căn nhà 4 phòng ngủ lớn có thể sử dụng khoảng 4.900 kWh mỗi năm.

Cách tính công suất tiêu thụ điện (KWH)

Hầu hết các thiết bị gia dụng đều có dán nhãn mô tả công suất ở mặt sau hoặc dưới đáy. Nhãn này liệt kê lượng điện năng tối đa mà thiết bị có thể “ngốn”. Để ước tính tổng mức sử dụng năng lượng, bạn sẽ cần phải chuyển đổi nó thành kilowatt-giờ. Và để biết cách tính công suất tiêu thụ điện (kWh) thì bạn nên tham khảo ngay các bước dưới đây:

Tính công suất tiêu thụ điện từ nhãn mô tả thiết bị

B1. Tìm công suất trên nhãn thiết bị.

Hầu hết các thiết bị công suất cao đều có nhãn mô tả năng lượng ở mặt sau hoặc dưới đế của thiết bị. Chúng ta nhìn vào đây để tìm công suất, được ký hiệu với đơn vị là “W”. Đây thường là mức công suất tối đa mà thiết bị hoạt động, có thể cao hơn nhiều so với công suất hoạt động trung bình trong thực tế. Ở bài viết này, chúng ta sẽ tính toán trên cơ sở lý thuyết để ước tính sơ bộ, nhưng trong thực tế mức công suất tiêu thụ điện (kwh) của bạn thường sẽ thấp hơn.
Một số thiết bị điện không chỉ ra mức công suất cụ thể mà để phạm vi/khoảng chẳng hạn như “200 – 300W”. Những trường hợp như thế này bạn có thể lấy mức giữa là 250W.

B2. Công suất theo giờ sử dụng mỗi ngày

Watt là đơn vị đo công suất, do đó khi nhân với một đơn vị thời gian sử dụng bạn sẽ có được câu trả lời về mức năng lượng tiêu thụ, con số này cần thiết để bạn phân tích hóa đơn tiền điện của mình.
  • Ví dụ: Một cái quạt lớn được đánh giá ở mức công suất 250W chạy trung bình 5 giờ mỗi ngày. Từ đây, ta tính được mức tiêu thụ điện của nó bằng 250W x 5 giờ = 1,250 watt-giờ (Wh) mỗi ngày.
  • Đối với các thiết bị điều hòa không khí và sưởi ấm, bạn nên tính toán riêng theo từng mùa, vì tùy vào thời tiết sẽ ảnh hưởng đến thời gian sử dụng thiết bị mỗi ngày của bạn khác nhau.
  • Dù tủ lạnh của bạn không bao giờ rút phích cắm suốt tháng, nhưng chúng chỉ tiêu thụ điện năng khoảng 8 tiếng mỗi ngày.

B3: Chia kết quả ở bước 2 cho 1,000

Một kilowatt (kW) sẽ tương đương với 1,000 watt, vì vậy bước này là để chuyển đổi từ watt-giờ thành kilowatt-giờ (kWh).
  • Ví dụ: Như trên máy quạt của bạn tiêu tốn 1,250 Wh mỗi ngày tương đương với 1.25 kWh mỗi ngày.

B4: Ước tính mức tiêu thụ theo tháng, năm

Bây giờ bạn đã biết được thiết bị của mình sử dụng bao nhiêu kilowatt-giờ (kWh) mỗi ngày rồi. Để tính công suất tiêu thụ điện (kWh) hàng tháng, hàng năm thì chỉ cần nhân với số ngày trong tháng, trong năm.
  • Ví dụ: Trong suốt tháng 7 sẽ có 31 ngày, vậy tổng mức năng lượng chiếc quạt tiêu thụ là: 1.25 x 31 = 38.75 kWh trong tháng 7.
  • Tương tự mỗi năm là: 1.25 x 365 = 456.25 kWh.

Bước 5: Tính chi phí tiền điện

Hóa đơn tiền điện của bạn sẽ liệt kê mức chi phí cho mỗi kilowatt-giờ. Do đó, bạn chị cần nhân đơn giá này với tổng số kWh tiêu thụ sẽ ra số tiền bạn cần phải thanh toán:
Ví dụ: Nếu chi phí điện đơn giá của nhà bạn là 2,000 đồng/kWh, thì chiếc máy quạt sẽ tiêu tốn một khoản chi phí điện là: 456.25 x 2,000 = 912,500 đồng mỗi năm.
Hãy nhớ rằng ước tính này dựa trên công suất tối đa của thiết bị (thực tế số tiền sẽ thấp hơn).

Tính công suất tiêu thụ điện từ ampe và điện áp

B1: Tìm thông số ampe trên thiết bị của bạn

Nhãn mô tả của một vài thiết bị không liệt kê số watt. Trong tình huống này, thay vào đó, hãy tìm một phép đo ampe (ký hiệu đơn vị là A).
Bộ sạc máy tính xách tay và điện thoại thường liệt kê giá trị ampe, được ký hiệu ngay đầu cắm USB.

B2: Tìm điện áp trong khu vực của bạn

Ở Việt Nam và một vài quốc gia lân cận đều áp dụng điện áp gia dụng tiêu chuẩn là 220V. Nếu bạn ở quốc gia khác hãy chú ý xem xét tiêu chuẩn điện áp này.

B3: Nhân số ampe với số vôn

Nhân ampe và vôn lại với nhau bạn sẽ có được số watt (công suất).
Ví dụ: Một lò vi sóng liệt kê 6.5 ampe và được cắm vào ổ cắm 220V, thì nó có công suất vận hành là 6.5 x 220 = 1,430 W.

B4: Tính mức tiêu thụ điện dựa trên số watt vừa tìm được

Khi đã tìm được số watt của thiết bị đó, ta áp dụng cách tính thứ nhất để tìm ra công suất tiêu thụ điện kWh của thiết bị.

Tính công suất tiêu thụ điện sử dụng đồng hồ đo điện

B1. Mua một chiếc đồng hồ đo điện trực tuyến

Còn được gọi là đồng hồ đo watt hoặc đồng hồ đo kilowatt, thiết bị này đo công suất thự tế mà thiết bị của bạn sử dụng. Điều này sẽ chính xác hơn so với các ước tính dựa trên thống số kỹ thuật của sản phẩm.
Nếu bạn có kiến thức về các công cụ của thợ điện, bạn có thể sử dụng đồng hồ vạn năng để đo. Điều này đòi hỏi bạn phải truy cập vào hệ thống dây điện của thiết bị khi cắm điện, do đó bạn cần phải hiểu rõ điện để thử cách này, không nên thử cách này nếu bạn không có chuyên môn.

B2. Kết nối đồng hồ giữa ổ cắm và thiết bị

Cắm đồng hồ đo vào ổ cắm nguồn điện. Sau đó cắm thiết bị vào đồng hồ đo điện.

B3. Đo số kilowatt-giờ (KWH)

Miễn là bạn giữ đồng hồ đo điện được kết nối, nó sẽ tính tổng số kWh của thiết bị kết nối kèm theo.
Nếu đồng hồ đo điện của bạn chỉ đo được watt, bạn có thể sử dụng số watt đó và áp dụng công thức ở trên cách một để tính ra số kilowatt-giờ.

B4. Sử dụng thiết bị như bình thường

Bạn để đồng hồ điện kết nối giữa ổ cắm và thiết bị càng lâu, tính toàn của nó sẽ càng chính xác.

B5. Tìm số kilowatt giờ hàng tháng hoặc hàng năm của bạn

Số kilowatt giờ hiển thị trên đồng hồ là tổng số lượng điện mà thiết bị tiêu tốn kể từ lúc bạn kết nối với đồng hồ đo điện. Bạn có thể dùng con số này để ước tính lượng điện tiêu thụ trong khoảng thời gian dài hơn.
Ví dụ: Giả sử bạn đã gắn đồng hồ được 3 ngày và muốn ước tính lượng tiêu thụ của thiết bị trong 30 ngày. Thì đơn giản chỉ việc lấy 30 chia cho 3 là 10, sau đó lấy 10 nhân với số kWh đang hiển thị trên đồng hồ đo điện và bạn sẽ có được kết quả.
Hi vọng với bài viết này bạn có thể dễ dàng tính toán được công suất tiêu thụ điện của tất cả các thiết bị trong nhà bạn. Bạn có thể ứng dụng các phương pháp tính toán trên để ước tính và lắp đặt điện mặt trời phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng nếu gia đình bạn đang có dự định chuyển sang nguồn năng lượng xanh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét